Xét về cả quy mô lẫn công suất, con đập này vượt xa đập Tam Hiệp. Nó hiện vẫn là dự án thủy điện lớn nhất lịch sử nhân loại.
Nói về thủy điện trên thế giới, Trung Quốc vẫn luôn là cái tên dẫn đầu. Con đập Tam Hiệp nổi tiếng vẫn chưa là gì, bởi hiện nay quốc gia này đang xây dựng siêu đập lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp. Nó có tên là Yarlung Tsangpo. Trung Quốc kỳ vọng khi hoàn thiện, Yarlung Tsangpo sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Siêu đập Yarlung Tsangpo sẽ có quy mô lớn nhất thế giới và là công trình quan trọng của Trung Quốc.
Phía Trung Quốc chọn xây siêu đập Yarlung Tsangpo trên sông Yarlung Tsangpo. Đây là một trong những con sông lớn và cao nhất thế giới, chảy từ độ cao trên 5km, đường đi ngoằn ngoèo xuyên qua dãy núi Himalaya.
Sông Yarlung Tsangpo có tiềm năng thủy điện lớn bậc nhất Trái đất. Chuyên gia thủy điện cho biết, một đường hầm cắt thành vòng lặp tự nhiên của sông có thể sẽ tạo ra 2.000 m3/s, với độ cao 2.800 m, đủ cung cấp năng lượng cho một nhà máy thủy điện 60 gigawat và cung cấp 300 tỷ kWh điện mỗi năm.
Vậy nên khi nói về công trình thủy điện này, ông Yan Zhiyong, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện Trung Quốc Power China nhận định: “Chưa từng có dự án nào giống như vậy trong lịch sử… đó sẽ là cơ hội cho ngành thủy điện Trung Quốc”.
Đoạn sông Yarlung Tsangpo gần làng Tây Tạng. Ảnh: Internet
Thế nhưng, quy mô lớn cũng đi kèm với rủi ro lớn nếu có vấn đề xảy ra. Đập Yarlung Tsangpo hoàn toàn có thể là quả “bom nước” đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng dân cư ở hạ lưu Ấn Độ và Bangladesh. Vốn dĩ vùng Đông Nam của cao nguyên Tây Tạng là nơi dễ xảy ra động đất do nằm trên đường đứt gãy địa chất, nơi mà các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á – Âu va vào nhau. Năm 2008, một trận động đất tại Tứ Xuyên đã khiến khoảng 87.000 người bỏ mạng. Giờ đây khi có thêm hồ chứa nước, nhiều chuyên gia lo lắng sẽ có hiện tượng địa chấn xảy ra.
Dẫn chứng tiêu biểu đầu tiên là đập Tam Hiệp. 2022, có đến 400 triệu người Trung Quốc phải đối diện với cơn lũ lịch sử, nhìn nước dâng cao chưa từng có. Lúc bấy giờ, nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp đã khiến cả thế giới phải nơm nớp lo sợ. Thế nên dù một khi Yarlung Tsangpo gặp chuyện, tất cả khu vực hạ nguồn của nó sẽ bị nước “nuốt chửng”. Chưa hết, không thể không nói đến gánh nặng về môi trường, ảnh hưởng sinh học khi con đập khủng nhất thế giới được xây dựng xong.